10 sai lầm về xây dựng & phát triển thương hiệu

Tháng Chín 18, 2022

Doanh nghiệp cần phải dành rất nhiều thời gian và tiền của để tạo dựng danh tiếng cho một thương hiệu. Nhưng sự thật nghiệt ngã là chỉ một sai lầm đơn giản cũng có thể phá hỏng tất cả và không sai lầm nào giống với sai lầm nào. Và với phần đông khách hàng, lỗi lầm thường là điều duy nhất mà họ nhìn thấy về một công ty.

Dưới đây là 10 sai lầm thường gặp nhất trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, có thể giết chết thương hiệu của một doanh nghiệp. 

  1. Một cái tên đã là thương hiệu

Nhiều công ty cho rằng thương hiệu chỉ cần một cái tên thôi là đã đủ nhưng như vậy thương hiệu của bạn cũng chỉ giống như vô vàn thương hiệu khác ngoài kia mà không có gì nổi bật. Thương hiệu cũng giống như con người, cũng cần một cái tên nhưng làm sao để thương hiệu của mình trở nên ấn tượng, độc đáo và ý nghĩa?

  1. Một cái logo đã là thương hiệu

Cũng giống như tên, logo góp phần tạo dấu ấn trong nhận thức của khách hàng về thương hiệu doanh nghiệp. Thông qua những chương trình tiếp thị hay sự kiện ra mắt thương hiệu, người sáng tạo cần truyền tải tới công chúng của mình ý nghĩa thương hiệu mà họ gửi gắm trong hình ảnh logo, để công chúng của họ hiểu được logo mang ý nghĩa như thế nào, thông điệp mà thương hiệu truyền tải là gì?

A Logo is Not a Brand... But What is the Difference?

  1. Start-up chỉ cần tập trung vào bán hàng không cần xây dựng thương hiệu: 

Khi xây dựng thương hiệu, sản phẩm dễ dàng chiếm được cảm tình với khách hàng tạo nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh từ đó nâng cao doanh thu và thị phần. Điển hình, Apple là thương hiệu giá trị nhất toàn cầu với ước tình là 323 tỷ USD, theo sau là Amazon với 200 tỷ USD. Khi có thương hiệu, doanh nghiệp dễ dàng thu hút và giữ chân nhân sự giỏi cho công ty. 

  1. Chỉ cần sản phẩm tốt sẽ tự lan truyền 

Sản phẩm chất lượng là nền tảng của một thương hiệu được ưa chuộng nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần, doanh nghiệp cần nghĩ cách để phát triển thương hiệu. Ví dụ, một quả trứng gà bán ngoài chợ với giá chỉ 3000đ. Nhưng khi đi vào siêu thị với tên thương hiệu X, bổ sung Omega 3 giúp bé thông minh, gia đình khỏe mạnh; giá bán có thể lên tới 10.000đ. Và khi Tổng thống Obama là đại sứ cho thương hiệu này, quả trứng sẽ có giá gấp hàng trăm, hàng nghìn lần. Xây dựng thương hiệu đúng giúp gia tăng giá trị gấp nhiều lần. 

  1. Xây dựng thương hiệu là tốn kém chi phí

Nếu bạn từng nghe đến chiến lược Marketing 0đ hay Content 0đ thì đó chỉ là nội dung thu hút bài viết. Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu không tốn đến quá nhiều tiền mà nó phụ thuộc vào chiến lược và khả năng sáng tạo của những người tạo ra nó.

Bạn có thể tìm hiểu câu chuyện về một quán bar bí mật có tên “Please Don’t Tell” (Bí mật nhé!) để hiểu thêm về chiến lược xuất sắc này.

HỘP ĐÊM - Tin tức, sự kiện, hình ảnh mới nhất - Saostar.vn

  1. Xây dựng thương hiệu chỉ cần tập trung vào truyền thông mạnh

Nhiều người cho rằng một sản phẩm tốt sau đó chỉ cần truyền thông mạnh là mọi người sẽ tự biết đến chúng ta. Tuy nhiên điều đó chưa hoàn toàn chính xác. Giống như một con tàu trước bão tố trên biển giữa đêm tối, nó cần phải nhìn thấy ánh sáng của ngọn hải đăng để hướng tới. Thương hiệu cần chiến lược cụ thể để biết cần đến đâu nếu không những nỗ lực truyền thông chỉ là vô ích.

  1. Chỉ cần xây dựng thương hiệu mạnh không cần quan tâm tới sản phẩm

Bạn còn nhớ năm 2016, dư luận xôn xao khi có một cuộc khảo sát trên cả nước minh chứng về thực trạng nước mắm không đảm bảo chất lượng mà lâu nay người tiêu dùng luôn nghi ngờ hoặc không hay biết gì với 95,65% mẫu từ 40 độ đạm trở lên có hàm lượng arsen (thạch tín) vượt ngưỡng quy định, việc này khiến cho không ít thương hiệu nước mắm truyền thống phá sản. 

  1. Xây dựng thương hiệu không nhất quán trên tất cả các kênh truyền thông

Khi các hoạt động truyền thông thương hiệu diễn ra rời rạc, bị phân mảnh, không có một hình ảnh đồng nhất trên tất cả các kênh truyền thông sẽ dẫn tới những hệ quả lâu dài như: Sản phẩm không tiếp cận được đúng đối tượng người tiêu dùng mục tiêu, không ổn định được dòng doanh thu,…Thương hiệu khi đó cần tối ưu hóa hiệu quả khi sử dụng nhiều kênh khác nhau một cách nhất quán nhằm hỗ trợ nhau, truyền tải một thông điệp, câu chuyện cụ thể.

Brand consistency: why it is crucial for an elevated omnichannel customer  experience | Monsoon Consulting

  1. Xây dựng thương hiệu không quan tâm đến đội ngũ nhân sự thực thi

Nhân sự không được đào tạo bài bản khi đó không hiểu hết được về giá trị, sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp. Từ đó không có lòng tin yêu, lòng tự hào, truyền tải tình cảm đó cho khách hàng, đối tác họ từng gặp dẫn tới lãng phí về tài nguyên. 

  1. Không xác định rõ hướng tập trung

Mỗi một thương hiệu thành công đều phải có được sự tập trung. Nếu thương hiệu của bạn dẫn đầu thị trường như Pizza Hut, bạn nên tập trung vào việc “lãnh đạo” còn Domino khi đó lại có định hướng tập trung vào ”giao hàng tận nhà” và trở thành chuỗi cửa hàng pizza lớn thứ hai. Đối với người làm kinh doanh, bạn cần phải chắc chắn rằng công ty của bạn có một điểm mạnh và tất cả các hành động và mục tiêu của bạn phải phù hợp với mặt mạnh đó. Hãy tự hỏi bản thân, tôi đang cạnh tranh trong lĩnh vực nào? Và làm thế nào để tôi thể hiện được sự khác biệt của mình chỉ với 2 đến ba từ.

Ozland Marketing tự hào là đơn vị tiên phong mang tới giải pháp Marketing tổng thể theo mô hình From concept to Site hoàn thiện nhất cho mọi doanh nghiệp.