Khó khăn lớn nhất mà các cơ sở sản xuất gặp phải là trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất thuốc còn thấp và chưa được đầu tư đúng hướng.
Các công ty sản xuất chưa chú trọng việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm về chiều sâu mà hiện tại chỉ mới tập trung ở nhóm những sản phẩm tương tự nhau. Dẫn đến sản xuất trùng lặp, nhái mẫu mã gần như phổ biến, chất lượng chưa cao, làm mất uy tín doanh nghiệp và ảnh hưởng đến thị phần của thuốc nội. Điều này còn dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và mất khả năng cạnh tranh.
Ngoài ra, ngành công nghiệp dược liệu trong nước còn gặp phải những khó khăn như kinh phí cho các đề tài nghiên cứu dược còn thấp và hạn hẹp; trang thiết bị của từng nhóm nghiên cứu thiếu và không đồng bộ, không đạt chuẩn cho những nghiên cứu sâu chuyên ngành, đặc biệt là những trang thiết bị đặc thù.
Sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với sự hội nhập quốc tế tạo nên làn sóng phát triển mạnh thị trường thuốc nhập khẩu. Giá trị dược phẩm nhập khẩu ngày càng cao, lấy được niềm tin của khách hàng vì vậy gây ra sự cạnh tranh lớn cho dược liệu.
Mặt khác, giá trị xuất khẩu dược phẩm ở nước rất thấp, đặc biệt dược liệu là sản phẩm khó đạt yêu cầu xuất khẩu. Vì thế khả năng mở rộng thị trường cho dược liệu thấp.
Nhìn chung, ngành sản xuất dược liệu của Việt Nam còn có nhiều khó khăn nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Vì vậy, các cơ sở, công ty, doanh nghiệp dược liệu cần chú trọng Nghiên cứu và phát triển, xây dựng chiến lược marketing, đầu tư mở rộng và tăng công suất.
Ozland sẽ cùng đồng hành với doanh nghiệp của bạn, xây dựng các chiến lược giúp bạn ngày càng mở rộng và phát triển.