Bài toán phân bổ Ngân sách giữa Tiếp thị thương hiệu và Tiếp thị chuyển đổi

Tháng Mười 13, 2022

Bạn có biết sự khác biệt giữa Tiếp thị thương hiệu (Branding Marketing) và Tiếp thị chuyển đổi (Conversion Marketing)? Nếu như không hiểu rõ sự khác nhau của hai kỹ thuật này, doanh nghiệp của bạn có thể lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc cho các phương pháp tiếp thị mà có thể không mang lại kết quả như mong muốn.

Tiếp thị thương hiệu và tiếp thị chuyển đổi không loại trừ lẫn nhau; trên thực tế, chúng còn hoạt động khá tốt với nhau nếu như hiểu rõ mục đích của mỗi phương pháp. Cùng Ozland Marketing tìm hiểu về định nghĩa cũng như cách phân bổ Ngân sách giữa chúng sao cho phù hợp nhé!

Tiếp thị thương hiệu (Branding Marketing): Quá trình tác động vào Nhận thức

Khi nhắc đến nước giải khát, bạn sẽ nghĩ ngay đến công ty nào? Còn về giày thể thao thì sao? Nhiều khả năng, Coca-Cola và Nike đã nằm trong danh sách ngắn của bạn, ngay cả khi chúng không phải là phản hồi đầu tiên. 

Ví dụ đơn giản này cho thấy chiến lược tiếp thị thương hiệu của họ tốt như thế nào; họ đã đạt đến một mức độ trong quá trình phát triển thương hiệu. Điều này tất nhiên không tự nhiên mà có – mà đó là kết quả của nhiều năm cẩn thận tạo ra một thông điệp để xây dựng mối liên hệ trong tâm trí khách hàng. 

Do vậy, tiếp thị thương hiệu là nghệ thuật tạo nhận thức về doanh nghiệp của bạn. Có một số kỹ thuật có thể dùng như Các Chương trình Giới thiệu (Referral Programs), Đồ họa thông tin (Infographics), Cuộc thi trên mạng xã hội (Social Media Contests), Nội dung đa phương tiện (Multimedia Content),…

Tiếp thị chuyển đổi (Conversion Marketing): Quá trình tạo ra Hành động

Trong khi Tiếp thị thương hiệu chủ yếu để xây dựng nhận thức thì Tiếp thị chuyển đổi liên quan đến việc khuyến khích khách hàng mục tiêu thực hiện hành động mong muốn (ví dụ: đăng ký danh sách email, mua sản phẩm, v.v.).

Khi phát triển chiến lược tiếp thị chuyển đổi, điều quan trọng là bạn phải xem xét cẩn thận từng bước trong lộ trình mua hàng từ đó mới thuyết phục khách hàng tiềm năng thực hiện hành động đã định. Một số kỹ thuật dành cho tiếp thị chuyển đổi như: Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm (SEO), Tiếp thị Pay-Per-Click (PPC), Quảng cáo hiển thị hình ảnh (Display Advertising), Quảng cáo trên phương tiện truyền thông xã hội (Social Media Advertising),…

Sau một thời gian, Ozland Marketing đã tiếp nhận nhiều khách hàng mong muốn tư vấn về thương hiệu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các công ty này mới chỉ chạy Tiếp thị chuyển đổi, cụ thể là Digital Marketing mà chưa tính đến việc xây dựng thương hiệu lâu dài với chiến lược và kỹ thuật cụ thể. Chiến lược làm Marketing hiệu quả nhất cần sự kết hợp hợp lý của cả 2 loại hình Branding và Conversion Marketing, với tỉ lệ phân bổ đầu tư chính xác nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để phân bổ ngân sách hợp lí và có các yếu tố nào ảnh hưởng tới nó? Cùng Ozland tìm hiểu nhé!

Cách phân chia ngân sách giữa Branding & Conversion Marketing

Bước 1: Xác định ngân sách Marketing tổng của doanh nghiệp

Một công thức đơn giản để doanh nghiệp xác định được ngân sách tổng cho hoạt động Marketing là dựa vào phần trăm doanh thu. Mức đầu tư tối thiểu cần dao động từ 1-9% doanh thu để có thể cạnh tranh trên thị trường. Giai đoạn đầu khi doanh nghiệp còn mới, chưa có tên tuổi lẫn khách hàng thì con số phần trăm chi phí Marketing trên tổng doanh thu sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp muốn tăng doanh thu thì cần phải tăng SOV (Share-of-voice) hay còn gọi là thị phần tiếng nói / tên tuổi của doanh nghiệp trong thị trường.

Bước 2: Phân tích đối tượng khách hàng và ngành hàng

Để độ chính xác tăng khi xác định ngân sách đầu tư cho Marketing, doanh nghiệp sẽ phải nghiên cứu đặc tính ngành hàng đang kinh doanh. Các ngành có biên lợi nhuận cao, đòi hỏi hình ảnh sang trọng và nhận diện thương hiệu chỉn chu thì phần trăm đầu tư vào marketing có thể lên đến 30% hoặc hơn trên tổng doanh thu.

5%

15% 30%
Tài chính

Thời trang

Gia dụng

FMCG

Giáo dục

F&B

Thực phẩm chức năng

Spa & Beauty

 

Bước 3: Phân chia tỉ lệ dựa trên các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu và doanh thu

Quay lại với trọng tâm như tiêu đề là phân bổ ngân sách Marketing, một tỷ lệ tối ưu để tham khảo được đề ra bởi Les Binet là 60% cho Branding và 40% cho Conversion Marketing để được biểu đồ tăng trưởng đi lên như bên dưới. Nếu doanh nghiệp thiếu đầu tư vào Branding, đường cong này sẽ đi ngang hoặc có thể đi xuống theo thời gian. Nhưng lưu ý là tuỳ vào ngành hàng và vấn đề của doanh nghiệp thì tỉ lệ này sẽ có sự điều chỉnh nhất định như 50-50 hay 70-30.

Tỉ lệ này đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau với mức độ ảnh hưởng (mạnh hay yếu) ở mỗi yếu tố sẽ khác nhau tuỳ theo ngành hàng, thói quen tiêu dùng, phần trăm lợi nhuận, và kênh bán chủ đạo của doanh nghiệp.

Mức độ cạnh tranh (Competitiveness): mạnh / yếu so với đối thủ

Giai đoạn kinh doanh (Business Stage): mới, phát triển, ổn định, sinh thoái

Chiến thuật kinh doanh (Business Strategy): thâm nhập thị trường hay giữ vững thị phần…

Mức giá (Prize): cao / thấp

Sự đổi mới (Innovation): độ đổi mới/ đột phá của sản phẩm hoặc dịch vụ

Bước 4: Theo dõi và tối ưu liên tục

Thử nghiệm kế hoạch đầu tư cho Marketing cùng lúc đo lường hiệu quả để xác định hoạt động vượt trội. Từ đó tìm ra được con số cho tỉ lệ phân bổ ngân sách Marketing để có benchmark cho giai đoạn tối ưu sau đó. Đây là một quá trình cần lặp đi lặp lại nhiều lần để doanh nghiệp có thể tăng trưởng bền vững mà liên tục.

Ozland Marketing tự hào là đơn vị tiên phong mang tới giải pháp Marketing tổng thể theo mô hình From Concept to Site hoàn thiện nhất cho mọi doanh nghiệp:

– Xây dựng chiến lược phù hợp: Ozland sẽ tập trung xây dựng chiến lược bài bản, cụ thể về các mục tiêu cần đạt được cho doanh nghiệp để đạt được hiệu quả tối ưu tốt nhất.

– Tiếp thị đa kênh: Xây dựng tài nguyên truyền thông, kênh tiếp thị bài bản trên các nền tảng số (Facebook, Tiktok, Youtube, Website, Landingpage,…) cho doanh nghiệp nhằm đánh giá, lựa chọn kênh phù hợp với mục tiêu cũng như tiếp cận khách hàng tốt nhất.

– Tiếp cận khách hàng tiềm năng: Thu hút khách hàng tiềm năng, chăm sóc và hình thành khách hàng trung thành bằng việc tạo ra trải nghiệm tích cực trên hành trình mua hàng của khách hàng.

– Tối ưu chi phí: Duy trì, giữ vững vị thế thương hiệu & phát triển thương hiệu mới với mức chi phí Marketing tối ưu mà vẫn đảm bảo sự chuyên nghiệp với cả một phòng ban vận hành.

– Kết nối đa phương tiện: Hệ thống kênh truyền thông cộng đồng giúp các bạn kết nối trao đổi kiến thức xây dựng thương hiệu, kênh tiktok/youtube,…