1, Chiến lược nội dung tạo được sự nhất quán trên từng điểm chạm thương hiệu
Nếu như ví thương hiệu như 1 tảng băng 3 phần nổi, 7 phần chìm thì các phần chìm đó là phần cốt lõi tạo nên một thương hiệu như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, chiến lược thương hiệu, chiến lược truyền thông,…
Phần bề nổi chúng ta thường nhìn thấy như chiến dịch truyền thông quảng cáo, chương trình xúc tiến tại điểm bán, content trên kênh mạng xã hội, TVC, cuốn profile, bộ sale kits,… Tất nhiên việc tạo ra một chiến lược thương hiệu xuất sắc, tạo được sự khác biệt và bản sắc thương hiệu là một điều quan trọng. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biến chiến lược thương hiệu thành chiến lược thực thi xuất sắc & hiệu quả. Chúng ta cần có chiến lược nội dung phù hợp với mỗi doanh nghiệp
Nếu như các bạn quan sát, các nhãn hàng nổi tiếng như Durex, Cocacola, Starbuck, Fami, Bitis,… họ đều có nội dung truyền thông ấn tượng qua các chiến dịch viral điều này được tạo nên bởi vì có chiến lược nội dung xuất sắc.
Các chiến dịch viral xuất sắc đều có một chiến lược nội dung dẫn dắt xuyên suốt cho thương hiệu
Trong hành trình trải nghiệm khách hàng họ sẽ đi qua rất nhiều điểm chạm và ở mỗi điểm chạm đó dù ngôn ngữ nói, bài viết, hình ảnh hay là video đều để lại ấn tượng nhất định để họ ra quyết định sử dụng sản phẩm hay là tin yêu thương hiệu hay không?
Chính vì thế việc thiết kế chiến dịch nội dung xuyên suốt trên tất cả điểm chạm khách hàng là bước truyền tải được rõ nét chiến lược thương hiệu.
2, “Vá lỗi” chiến lược nội dung có dễ hay không?
Content Strategy hay chiến lược nội dung, là việc đưa ra kế hoạch, định hướng, nguyên tắc, cách thức phát triển, sáng tạo nội dung nhằm đạt mục tiêu tiếp thị, truyền thông. Chiến lược nội dung được xem là tầm nhìn cao cấp, dài hạn giúp nội dung được phát triển đúng định hướng trong tương lai, hỗ trợ bạn đạt các mục tiêu của mình.
Khi xây dựng được một chiến lược thương hiệu bạn có tiêu chí để xây dựng nên một chiến lược nội dung từ các điểm khác biệt thương hiệu & hình mẫu, tính cách thương hiệu. Từ đó xác định được tone giọng thương hiệu, phong cách truyền thông quảng cáo xuyên suốt cũng như mood màu thiết kế.
Có rất nhiều doanh nghiệp bỏ rất nhiều chi phí thuê tư vấn chiến lược thương hiệu nhưng quay lại một thời gian các ấn phẩm truyền thông online hay offline đều chưa đi đúng guideline hay đội ngũ marketing & founder có nhiều sự tranh luận về giọng văn hay hình ảnh quảng cáo. Đó là hệ lụy của việc thiếu chiến lược nội dung để triển khai chi tiết, hiện thực hóa tầm nhìn của thương hiệu cũng như lan tỏa bản sắc thương hiệu. Dẫn đến sự định hình về khác biệt thương hiệu qua hình ảnh chưa đạt được sự tối ưu. Từ đó lợi thế cạnh tranh hay quá trình định vị nâng cấp thương hiệu sẽ bị chậm lại, phần nào lãng phí thời gian & nguồn lực. Có chiến lược thương hiệu nhưng không có chiến lược nội dung giống như một con tàu ở giữa biển cả có la bàn nhưng chưa có một hành trình được vạch ra một cách kĩ lưỡng để có thể cập miền đất hứa trong điều kiện thời tiết, thời gian & nguồn lực đang có.
Chiến lược thương hiệu không có chiến lược nội dung đi kèm như một con tàu có hướng nhưng không có hành trình rõ ràng
Ozland Marketing đã có quá trình triển khai marketing cho một thương hiệu đã có chiến lược thương hiệu trước đó tuy nhiên khi rà soát việc thực thi nền tảng chưa đi theo đúng chiến lược, dẫn đến quá trình triển khai các hoạt động marketing sau đó rời rạc, việc “vá lỗi” cho chiến lược đề ra là bất khả thi. Và sau covid, thương hiệu có nguy cơ “tụt hậu” so với các đối thủ mạnh mẽ trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và bỏ lại sau vị thế mà lẽ ra mình có cơ hội chiếm ngôi “vương” trong tâm trí khách hàng.
Điều này đặc biệt đúng với các thương hiệu B2B, thương hiệu cung cấp dịch vụ và thương hiệu hàng tiêu dùng phân khúc từ trung cao trở lên khi hình ảnh thương hiệu uy tín, có bản sắc riêng tạo lập được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bên cạnh hệ thống kinh doanh.
3. Chiến lược nội dung phân bổ như thế nào cho đúng?
Chắc chắn không phải chát GPT nha, đó là một công cụ hữu ích giúp bạn tiết kiệm thời gian xây dựng nội dung cơ bản
Cũng không phải là Tiktok,… như bạn đã biết Tiktok đang bị các chính phủ kiểm soát chặt chẽ hơn và đánh giá lại các tác động tiêu cực đến xã hội bởi sự phát triển quá nhanh quá nguy hiểm! Tiktok chỉ là một nền tảng, có thể bị thay thế trong tương lai
Chúng ta đang nói đến chiến lược nội dung, ở đây chúng tôi thường phân chia các loại hình content thành branded content & unbranded content. Trong đó branded content bao gồm content truyền tải thông điệp về thương hiệu như tầm nhìn, sứ mệnh, câu chuyện thương hiệu, đến thông tin sản phẩm, tính năng, hay những bài quảng cáo… giúp độc giả nhận biết thương hiệu, đầy đủ thông tin tạo độ uy tín cho thương hiệu trong quá trình ra quyết định mua hàng.
Unbranded content thường đề cập đến việc kể chuyện, cung cấp thông tin hữu ích, kiến thức mẹo vặt, giải trí,… giúp khơi gợi cảm xúc, tăng tính tương tác & thiện cảm với thương hiệu.Branded content sẽ giúp người đọc tiếp nhận thông tin về thương hiệu từ đó tạo uy tín & nhận diện
Vậy phân bổ 2 loại nội dung như nào là hợp lý? Nói quá nhiều về thương hiệu (branded content) thì sẽ bị nhàm, quá nhiều content giải trí – hữu ích không liên quan đến thương hiệu thì họ quên mất đi đặc tính sản phẩm hay gắn được tên thương hiệu trong tâm trí họ.
Thông thường với các thương hiệu mới ra mắt trên thị trường sẽ sử dụng nhiều branded content hơn để tạo uy tín thương hiệu & nhận thức thương hiệu.
Sau giai đoạn nhận thức thương hiệu, cần xây dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài, thuyết phục họ đồng hành với thương hiệu, cần gia tăng unbranded content.
Có rất nhiều chủ thương hiệu thắc mắc tại sao chạy bài quảng cáo câu chuyện thương hiệu trên fanpage thì thu về tương tác và tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn bài chạy ads đơn thuần? Hay có ngày càng nhiều chủ thương hiệu có những định hướng trao tặng content có giá trị thực sự hữu ích với cộng đồng, đầu tư nhiều chi phí xây dựng nội dung mong muốn tạo được thiện cảm & sự gắn bó về thương hiệu? Hay tại sao cùng là unbranded content, thương hiệu này làm chiến dịch có liên quan đến yếu tố về xxx lại viral, mà thương hiệu khác lại bị quay lưng?
Mỗi điều này giống như một “hiện tượng” hay một “ nhận định” nhất thời, nó cần được xem xét trong một bức tranh tổng thể về mục tiêu doanh nghiệp và có một chiến lược nội dung phù hợp.
Nhạc lên rồi, khán giả đã sẵn sàng, chỉ cần đợi một nhạc trưởng cho cả dàn nhạc vút cao!