BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU

Tháng Chín 8, 2022

Có rất nhiều anh chị đang kinh doanh thương mại các mặt hàng đặc sản vùng miền,… nhờ Ozland tư vấn không biết nên tiếp tục phân phối hay sẽ phối hợp với cơ sở sản xuất để tạo lập một nhãn hiệu riêng.
Nếu như sản phẩm có chất lượng tốt, anh/chị nên mở một thương hiệu mới. Bởi vì xây dựng thương hiệu đặc sản vùng miền và được bảo hộ nhãn hiệu mang lại nhiều lợi ích cho cả chủ thương hiệu, cộng đồng & người tiêu dùng.


Lợi ích của chủ thương hiệu & nhà sản xuất

  • Có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Giúp nhà sản xuất duy trì được lượng khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Giúp tăng doanh số và lợi nhuận.
  • Giúp chủ thương hiệu đưa sản phẩm thâm nhập thị trường thuận lợi và mở rộng thị trường xuất khẩu.
  • Giúp nhà sản xuất chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (đối với các hành vi chỉ dẫn sai lệch nguồn gốc của sản phẩm).
    Lợi ích của cộng đồng
  • Phát triển nông nghiệp nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
  • Phát triển các ngành nghề truyền thống và các dịch vụ khác, đặc biệt là du lịch vùng.
  • Tạo công ăn việc làm cho người dân, hạn chế di dân, giúp phát triển đều giữa các vùng kinh tế, ổn định kinh tế vùng.
  • Góp phần gìn giữ các giá trị văn hoá, truyền thống.
    Lợi ích của người tiêu dùng
  • Được chỉ dẫn bởi các dấu hiệu về khu vực địa lý được gắn trên sản phẩm.
  • Yên tâm sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thực từ khu vực địa lý với chất lượng được kiểm soát.
  • Tránh các rủi ro từ việc sử dụng hàng hoá giả mạo, kém chất lượng.

Có rất nhiều thương hiệu sau khi bảo hộ thành công đã có những bước phát triển đột phá về mặt doanh thu & lợi nhuận:
“Sau khi bảo hộ thành công quyền sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mắm tôm Hậu Lộc, các cơ sở có điều kiện mở rộng sản xuất, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng. Nhờ đó, doanh thu, lợi nhuận của người sản xuất được nâng lên.” Ông Lê Tế Tâm, Trưởng Phòng Quản lý chuyên ngành, Sở Khoa học và Công nghệ, cho biết.


“Năm 2020, sản phẩm chè của HTX được đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ SHTT. Sau hơn 1 năm đăng ký, chè của HTX đã mở rộng được thị trường không chỉ trong tỉnh mà ở các tỉnh như: Hà Nội, Lào Cai, tiêu thụ rất nhiều, sản lượng xuất ra thị trường đạt 2-3 tấn chè khô, tăng gấp đôi so với trước, giá thành bán ra cao hơn, dao động từ 2-3 triệu đồng/kg. Xã Mồ Sì San có trên 2 nghìn cây chè cổ thụ. Cũng nhờ sự phát triển thị trường chè mà bà con ý thức được việc bảo vệ chè và thu hái chè bán cho HTX, đời sống khá hơn trước với thu nhập bình quân đạt 17,5 triệu đồng/người/năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 35,19%”. Anh Tẩn Chin Lùng – Chủ tịch UBND xã Mồ Sì San (huyện Phong Thổ, Lai Châu) cho biết.


“Trước năm 2019 khi chưa được chứng nhận nhãn hiệu cá sạch Na Hang dù được đánh giá cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng giá trị vẫn thấp, do cá thương phẩm sau khai thác vẫn phải bán buôn cho các thương lái nhỏ lẻ trong tỉnh. Hơn 1 năm qua, với nhãn hiệu hàng hóa, thông tin sản phẩm được quảng bá rộng rãi, các nhà hàng, cửa hàng thực phẩm sạch tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên… đã tìm đến đăng ký đặt hàng tiêu thụ. Hiện 1 kg cá lăng chấm có giá 450 – 700 nghìn đồng tùy theo trọng lượng; cá bỗng cũng có giá 150 – 200 nghìn đồng/kg, cao hơn 25 – 30% so với trước. Có nhãn hiệu và chính sách hỗ trợ của tỉnh đã tạo “bệ phóng” giúp sản phẩm cá sạch Na Hang của HTX nói riêng và sản phẩm cá Tuyên Quang nói chung vươn xa.” Ông Vi Anh Đức, Giám đốc Hợp tác xã nuôi cá Nhật Nam (Na Hang).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.