Với mỗi mô hình kinh doanh khác nhau sẽ có hoạt động tiếp thị khác nhau. Do đó với mô hình kinh doanh B2B và B2C có những chiến lược tiếp thị nội dung cũng có sự khác nhau rõ rệt.
Thông thường, tiếp thị nội dung B2B được cho là buồn tẻ, nhàm chán và không thú vị khi so sánh với B2C. Thực sự có phải như lời đồn. Hãy cùng khám phá những khác biệt giữa Content Marketing cho B2B và B2C qua bài viết dưới đây để từ đó biết cách thực hiện một chiến dịch content B2B hiệu quả.
1. Giá trị của việc tiếp thị bằng nội dung đối với doanh nghiệp
Tiếp thị nội dung là một phương pháp tiếp thị chiến lược tập trung vào việc tạo và phân phối nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán để thu hút và giữ chân đối tượng mục tiêu và cuối cùng là thúc đẩy hành động có lợi của khách hàng.
2. Sự khác nhau giữa content B2B và content B2C
Sự khác biệt chính giữa tiếp thị nội dung B2C và B2B dựa trên hành trình mua hàng và các kênh quảng bá, cũng như mục đích của khách hàng.
Tiếp thị B2C thường có hành trình mua hàng tương đối đơn giản và nhanh chóng. Tiếp thị nội dung B2B thường liên quan đến một kênh mua hàng dài và phức tạp có thể mất vài tuần, vài tháng hoặc lâu hơn để nuôi dưỡng một khách hàng tiềm năng.
2.1 Khách hàng
Điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất đó là đối tượng mục tiêu của content B2B và B2C.
Đối với content B2B: ngành B2B tập trung phân phối và tiếp thị sản phẩm đến khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp. Để hoạt động tiếp thị đặc biệt là tiếp thị nội dung đạt hiệu quả đối tượng mục tiêu của nội dung tạo ra là người đại diện cho doanh nghiệp, CEO, Manager, quản lý cấp cao người có quyết ra quyết định mua sản phẩm dịch vụ ứng dụng vào hoạt động vận hành của công ty.
Content cho B2B: hướng đến đối tượng là những người ở vị trí cấp quản lý trong doanh nghiệp nên cần hướng đến sự chỉn chu, chuyên nghiệp, sử dụng văn phong trang trọng, ngôn ngữ phù hợp.
Content B2C: đối tượng của ngành hàng B2C rất đa dạng, chân dung khách hàng thường rộng với insight, tính cách, thu nhập, độ tuổi khác nhau do vậy để chiến lược tiếp thị bằng nội dung đối với ngành hàng B2C cần nghiên kỹ chân dung khách hàng để lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, tùy vào chân dung khách hàng người viết sẽ điều chỉnh ngôn ngữ để “nói chuyện” với khách hàng.
Doanh nghiệp B2C nỗ lực tiếp cận đến khách hàng cá nhân, người trực tiếp mua và ứng dụng sản phẩm. Bởi trên thị trường nhóm khách hàng của lĩnh vực B2C rất lớn nên nhu cầu cũng rất đa dạng. Content B2C sẽ thoải mái hơn B2C có thể sử dụng ngôn từ trẻ trung, bắt trend, hài hước tùy vào tính cách của thương hiệu đó.
2.2 Quyết định mua hàng
Content B2B: Dựa trên các giá trị mà doanh nghiệp sẽ nhận được, giá trị đó có ảnh giá trị lớn ảnh hưởng đến quy trình vận hành quá trình kinh doanh của cả một tổ chức. Do đó content B2B cần nhấn mạnh vào các tuyến nội dung về tính năng, lợi ích cần thể hiện được mức độ uy tín của thương hiệu trên thị trường thông qua các khách hàng lớn, case study điển hình.
Content B2C: có nhiều yếu tố quyết định đến hành động mua hàng tuy nhiên yếu tố cảm xúc chiếm vai trò quan trọng. Đối với khách hàng B2C quyết định của họ thường thiên về cảm xúc vì vậy ngoài 2 giá trị thông tin và giá trị sản phẩm, nội dung tiếp thị có tính hiệu quả chỉ khi cung cấp cho khách hàng giá trị cảm xúc.
3. Hướng dẫn cơ bản để xây dựng thương hiệu với tiếp thị nội dung content B2B
Tiếp thị nội dung B2B thành công liên quan đến việc tạo và quảng bá nội dung hữu ích. Để làm được điều này, chúng ta sẽ chia nhỏ quy trình tiếp thị nội dung B2B.
3.1 Xây dựng chiến lược tiếp thị nội dung B2B
Tiếp thị nội dung B2B thành công đến từ việc xây dựng một chiến lược vững chắc.
Để đạt được mục tiêu của chiến dịch cần xem xét 4 yếu tố sau đây:
- Định vị thương hiệu: tính cách thương hiệu, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp bạn là gì?
- Giá trị sản phẩm: giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng là gì? Phong cách nội dung của bạn có gì đặc trưng?
- Mục tiêu kinh doanh: việc tiếp thị nội dung mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp bạn?
- Lên chiến lược nội dung & kế hoạch cho nội dung: đối tượng mục tiêu mà bạn muốn tiếp cận? Mục tiêu đề ra cho chiến lược tiếp thị của mình là gì? Bạn triển khai những nội dung của mình trên các kênh nào? Phân bổ các tuyến nội dung trên từng kênh như thế nào cho hợp lý? Tone giọng thương hiệu & phong cách thiết kế phù hợp?
3.2 Xác định chân dung khách hàng của bạn
Khi làm content B2B hoặc B2C, bạn cần dành thời gian để xác định tính cách khách hàng của mình. Theo trang Econsultancy:
Để xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu, các Marketers cần dựa trên việc phân tích và nghiên cứu các khách hàng thực. Điều này giúp xây dựng bức tranh chi tiết hơn về khách hàng, bao gồm nhiều thông tin mang tính cảm xúc như nhu cầu cá nhân, sự yêu thích đối với một thương hiệu, kênh tương tác với thương hiệu mà khách hàng ưa thích,v.v.
Khi phân khúc khách hàng thành những nhóm khác nhau bạn có thể xây dựng chiến lược nội dung phù hợp cho đối tượng của từng nhóm.
3.3 Hiểu về kênh bán hàng
Để thành công với tiếp thị nội dung B2B, bạn cần hiểu được cách xây dựng nội dung sao cho phù hợp với các giai đoạn khác nhau trong phễu bán hàng.
Không giống như khi làm việc với các doanh nghiệp B2C, một thương hiệu B2B thường có một phễu bán hàng phức tạp; thường là khoảng thời gian cần thiết để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.
Một phễu bán hàng đơn giản trông như thế này:
Dành thời gian làm việc với bộ phận bán hàng và các bộ phận khác để thực sự hiểu về kênh phân phối từ đó bạn có thể sử dụng thông tin này và vạch ra chiến lược nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả ở mọi giai đoạn.
3.4 Đặt mục tiêu
Bất kỳ một nội dung nào tạo ra cần xác định mục đích và có mục tiêu cụ thể. Điều đó có nghĩa là biết chính xác lý do tại sao bạn đang tạo mọi nội dung mà bạn sản xuất, cũng như đặt mục tiêu cho từng phần để bạn có thể đo lường thành công một cách hiệu quả.
Một số mục đích của việc xây dựng nội dung có thể xác định:
- Xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm
- Thúc đẩy lưu lượng truy cập không phải trả tiền
- Xây dựng tệp khách hàng tiềm năng thông qua kênh bán hàng
- Để thúc đẩy sự tương tác trên mạng xã hội
- Nâng cao nhận thức của người dùng về thương hiệu
Và điều này có nghĩa là các mục tiêu bạn đặt ra cho nội dung của mình có thể là:
- Số lượng khách hàng tiềm năng được tạo
- Lưu lượng không phải trả phí
- Phạm vi tiếp cận và tương tác xã hội
- Xếp hạng đạt được trên công cụ tìm kiếm
- Ảnh hưởng đến khả năng nhận thức thương hiệu
3.5 Gợi ý một số loại nội dung phù hợp cho B2B
– Bài viết nhận định, lời khuyên từ chuyên gia
– Số liệu thống kê, các nghiên cứu, báo cáo
– Chia sẻ kiến thức hữu ích, mẹo, hướng dẫn giải quyết các vấn đề
– Chia sẻ tài liệu, ebook, infographic, map hữu ích
– Tin tức cập nhật tình hình, dự đoán xu hướng
– Phân tích các case study
– Sản phẩm mẫu/ Sản phẩm làm cho đối tác nào đó
– Câu chuyện thương hiệu
4. Kết
Tiếp thị nội dung B2B mở ra vô số lợi ích để thúc đẩy thành công lớn của nhiều doanh nghiệp. Một chiến lược nội dung tốt tích hợp nhiều chủ đề khác nhau được thảo luận và sau đó bạn sẽ nổi bật trong không gian tiếp thị nội dung B2B.
Ozland Marketing với đội ngũ chuyên gia tư vấn thương hiệu & sáng tạo nội dung, đã giúp rất nhiều doanh nghiệp tạo dựng uy tín & gia tăng lượng khách hàng B2B tiềm năng.