Tư vấn chiến lược thương hiệu phù hợp với doanh nghiệp nào?

Tháng Năm 19, 2023

Chiến lược thương hiệu có lẽ là một cụm từ vừa đủ sự huyền bí đối với những người chủ hay quản lý marketing mới vào nghề, vừa đủ sức quyến rũ với những đơn vị đang trong quá trình chuẩn hóa. Trong khi đa phần mọi người đều biết tới chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing hay chiến lược truyền thông, thì chiến lược thương hiệu lại là một điều gì đó còn mơ hồ, khác biệt trong định nghĩa, phương pháp rất nhiều chiến lược gia marketing. Trong bài viết này, Ozland Marketing sẽ giúp bạn hiểu rõ về chiến lược thương hiệu cũng như đối tượng phù hợp để bắt đầu làm chiến lược.

1. Chiến lược thương hiệu là gì

Chiến lược thương hiệu là các cách thức, giải pháp giúp doanh nghiệp định vị mình với khách hàng và nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh. Thương hiệu của bạn không chỉ là tên, logo, phông chữ và màu sắc, đó là tổng hòa của diện mạo và cảm nhận, tính cách, triết lý, giá trị và trải nghiệm khách hàng.

Một cụm từ được nhắc tới rất nhiều trong giới marketer, Chiến lược khác biệt hóa thương hiệu là Tạo ra hoặc Thể hiện tính chất độc đáo của thương hiệu trên cơ sở tham chiếu với đối thủ cạnh tranh. (Theo Brand Chanel)

Mô hình From Concept to Site của Founder Ozland Marketing đúc rút từ 100 thương hiệu thành công nhất thế giới

Chiến lược thương hiệu không phải là chiến lược marketing hay chiến lược truyền thông. Vậy có chiến lược thương hiệu trước hay chiến lược truyền thông trước? Điều này giống như câu chuyện con gà quả trứng vậy. Chiến lược thương hiệu được coi như tạo lập các tiêu chí, giá trị nền tảng cốt lõi của doanh nghiệp, tìm được bản sắc của mình trong khi chiến lược truyền thông giúp chúng ta chọn lựa các kênh truyền thông, thông điệp truyền thông, giúp lan tỏa thương hiệu giúp khách hàng nhận biết, yêu thích & dùng sản phẩm…

2. Start up làm chiến lược thương hiệu có được không?

Có một sai lầm trong tư tưởng mà mọi người thường mắc khi nghĩ rằng startup nên tập trung vào bán hàng là chính, chưa cần xây dựng thương hiệu. Đó là bởi vì mọi người chưa hiểu được những giá trị lớn của việc có chiến lược thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu bài bản từ đầu dễ dàng giúp start up có nền tảng giá trị vững chắc từ đó giúp ích cho các điều sau: 

Gia tăng định giá tài sản doanh nghiệp. Thương hiệu là tài sản vô hình, Apple được định giá thương hiệu lớn nhất toàn cầu năm 2021 với giá trị ước tính 323 tỷ đô la, theo sau đó là Amazon với 200 tỷ đô la. 

50 thương hiệu toàn cầu giá trị nhất

                                 Các thương hiệu có định giá lớn nhất trên toàn cầu (Ảnh: Internet)

Dễ dàng kêu gọi vốn đầu tư hơn. Nếu các bạn chú ý, trong chương trình Shark Tank Việt Nam các startup xây dựng thương hiệu luôn có vị thế trong đàm phán và gọi được vốn đầu tư dễ dàng hơn. 

Độ thu hút và giữ chân nhân sự giỏi làm việc cho mình cao hơn.

Tuy nhiên, không phải start up nào cũng nên làm thương hiệu, nếu sản phẩm dịch vụ hay mô hình kinh doanh chưa hoàn thiện việc xây dựng chiến lược thương hiệu, thuê chuyên gia tư vấn hay làm marketing bài bản sẽ tiêu tốn nhiều nguồn lực và không đi đến hiệu quả.

3. Tập đoàn lớn đã thành công có cần chiến lược thương hiệu không?

Thuyền to đón sóng lớn, đây là điều mà hầu hết mọi người đều hiểu được. Đến một ngưỡng quy mô phát triển nào đó các tập đoàn dù đang có doanh số khủng hay sở hữu đội ngũ nhân sự marketer giỏi, vẫn cần nhìn nhận đánh giá lại thương hiệu và đưa ra chiến lược phù hợp trong giai đoạn phát triển mới. Văn hóa doanh nghiệp, thay đổi nhận diện, thống nhất lại bản sắc thương hiệu, đó là những thứ trong phạm trù chiến lược thương hiệu giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Trong quá trình tư vấn, founder Ozland Marketing là chuyên gia chính tham gia trưởng nhóm tư vấn dự án các tập đoàn như Hòa Bình Minh, TMS Group, Tập đoàn Phương Đông, Tập đoàn Đạt Phương, Tập đoàn Sunhouse,… hiểu rất rõ giá trị việc xây dựng chiến lược thương hiệu mà đội ngũ chuyên gia từ công ty tư vấn mang lại.

4. Doanh nghiệp không có phòng marketing thực thi có thực hiện được chiến lược thương hiệu không? 

Có rất nhiều doanh nghiệp thắc mắc xây dựng xong chiến lược rồi nhưng công ty không có đội ngũ nhân sự thực thi thì liệu có hiệu quả không? 

Hầu hết Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam dù sở hữu phòng Marketing hay không thì đội ngũ nhân sự thực thi rất ít đơn vị có đủ năng lực xây dựng & thực thi chiến lược thương hiệu. Chính vì vậy CEO hay đội ngũ quản lý cấp cao cần là người hiểu rõ về chiến lược thương hiệu đầu tiên và có năng lực quản trị thực thi chiến lược. Khi có đủ kiến thức và nắm được các phương pháp trên mô hình chiến lược chuẩn thì việc tự quản trị đội ngũ bên trong, bắt đầu tuyển dụng đội ngũ mới hay sử dụng đội ngũ thuê ngoài hiệu quả đều chỉ nằm ở mô hình vận hành.

Coaching Employees: 5 Steps To Making It More Effective | Insperity

Đào tạo huấn luyện Doanh nghiệp quản trị thực thi sẽ giúp CEO triển khai chiến lược thương hiệu toàn diện 

Ở từng bước xây dựng chiến lược thương hiệu cho đến thực thi ở mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tổ chức vận hành dựa trên sự tối ưu về nguồn lực. Đối với các doanh nghiệp, CEO chưa có phòng marketing, thì sau khi có bản tư vấn chiến lược thương hiệu từ công ty tư vấn hay chuyên gia, cần thêm thời gian được huấn luyện sâu hơn về quản trị thực thi chiến lược thương hiệu. Hoặc với các đơn vị đã có đội ngũ, vẫn rất cần được đồng hành review kế hoạch triển khai, hay cách ứng dụng nhận diện thương hiệu hay content, và các hoạt động xuyên suốt theo kì hàng tháng. 

Dù doanh nghiệp của bạn đang ở bất kì quy mô nào, việc lựa chọn chuyên gia hay công ty tư vấn uy tín, có năng lực nhiệt huyết là điều hết sức quan trọng. Với kinh nghiệm tư vấn chiến lược thương hiệu cho các tập đoàn lớn đến start up và đồng hành để triển khai chiến lược thành công, Ozland Marketing là đối tác tin cậy giúp bạn xây dựng thương hiệu bền vững.